Xử lý từ chối là một phần trong công việc của các nhân viên kinh doanh. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi lời từ chối đều xấu. Trên thực tế, một câu “Không” ngày hôm nay có thể chuyển thành “Có” vào ngày mai. Thậm chí, nếu được xử lý đúng cách, số lượng hàng bán được có thể vượt ra ngoài phạm vi thỏa thuận ban đầu.
Với suy nghĩ đó, đây là những kỹ năng tuyệt vời để xử lý từ chối. Và cho dù chúng có giúp bạn nhận được sự đồng ý hay không, thì một điều chắc chắn là bạn cũng sẽ có thêm kinh nghiệm và cảm thấy đỡ nặng lòng hơn nếu có một khách hàng tiềm năng làm “tan nát” trái tim bạn.
Chấp nhận và không xem lời từ chối là vấn đề nghiêm trọng
Nhiều thống kê chỉ ra rằng, chỉ có 2% giao dịch được “chốt” ngay từ lần tiếp cận đầu tiên và ngạc nhiên hơn nữa khi có 80% giao dịch được thực hiện sau lần gặp thứ 5. Điều này đồng nghĩa với việc từ chối là một phần tất yếu của việc bán hàng.
Mặt khác, không phải ai cũng muốn hoặc cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Nhiều người sẽ nói không. Vì vậy, bạn nên làm quen với lời từ chối.
Đưa ra các phản hồi tốt nhất
Những nhân viên bán hàng giỏi luôn sẵn sàng phản hồi lại sự từ chối. Họ lựa chọn từ ngữ, cụm từ và câu trả lời thuyết phục để chuyển hướng hoặc tạo ra cách nhìn khác về tình huống.
Ví dụ, khi khách hàng tiềm năng nói rằng: “Không, cảm ơn. Chúng tôi đã có nhà cung cấp dịch vụ cho việc đó”, nhiều nhân viên kinh doanh sẽ lập tức trả lời bằng cách nói về sản phẩm của họ tốt hoặc có giá thấp hơn ra sao. Trong khi người bán hàng giỏi sẽ trả lời “Tôi rất vui vì bạn đã nói điều đó. Nhiều khách hàng trước đây đã từng hợp tác với những đối thủ cạnh tranh của chúng tôi, nhưng theo thời gian 100% họ đã chuyển sang làm việc với chúng tôi. Đây là một số lời chứng thực từ các công ty mà bạn có thể tham khảo”.
Luôn hỏi tại sao
Bạn không thể biết mình đã làm gì sai trừ khi hỏi. Có thể có một số chi tiết nhỏ trong đề xuất bán hàng hoặc bạn đã nói gì đó khiến khách hàng không hài lòng. Để biết chính xác, bạn cần hỏi lý do tại sao họ không sử dụng sản phẩm của bạn.
Nếu lí do là điều gì đó không quá lớn, bạn thậm chí có thể sửa ngay lập tức và thay đổi được kết quả. Việc không biết mình đang làm gì sai sẽ khiến bạn mắc sai lầm từ lần này sang lần khác và từ từ phá hủy sự nhiệt tình của bạn.
Ngay lập tức làm điều gì đó hiệu quả
Ngồi yên và suy ngẫm là một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể làm khi xử lý từ chối của khách hàng. Thay vào đó, hãy làm một điều gì đó khác có thể làm thay đổi tình huống hoặc làm mới bản thân và tiếp cận khách hàng tiềm năng tiếp theo. Hãy ngừng suy nghĩ và bắt bắt tay hành động.
Tập trung vào thành tích
Không phải cuộc gọi nào cũng bị từ chối, một số cuộc gọi sẽ mang đến cho bạn kết quả tích cực. Hãy chú trọng vào thành tích đạt được hơn là lời từ chối và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Luôn giữ sự chuyên nghiệp
Bạn cần phải giữ lịch sự và chuyên nghiệp ngay cả khi bị từ chối. Nếu bạn xử lý từ chối lịch sự và không thể hiện sự thất vọng, khách hàng tiềm năng sẽ nhớ đến bạn vì điều đó. Giữ bình tĩnh không chỉ phản ánh khả năng bán hàng mà còn có thể thay đổi hoàn toàn động lực bán hàng của bạn. Nếu họ cần dịch vụ/sản phẩm của bạn trong tương lai, họ sẽ ghi nhớ thái độ tích cực đó và sẽ liên hệ với bạn đầu tiên.
“Bạn không thể tránh khỏi việc bị từ chối khi bán hàng, nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn phản ứng với từ “không”.”
Luôn theo dõi
Là một nhân viên kinh doanh, bạn không nên gạch tên khách hàng tiềm năng ra khỏi danh sách của mình mãi mãi sau khi họ đưa ra câu trả lời “Không” cho bạn. Nếu khách hàng từ chối, điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ sẽ không bao giờ là khách hàng của bạn. Họ có thể không quan tâm bây giờ, nhưng trong lai là có thể. Vậy nên, hãy thường xuyên liên hệ với họ để xem họ có thay đổi ý định hay không, nhưng lưu ý không nên gọi quá nhiều.
Nếu bạn chưa bao giờ bị từ chối, thì bạn chưa bao giờ thấy mặt trái của việc bán hàng. Việc bị từ chối khi bán hàng là điều không thể tránh khỏi và ngay cả những nhân viên bán hàng có thành tích tốt nhất cũng sẽ thỉnh thoảng gặp phải. Thế nên, bạn cần có chiến lược xử lý từ chối phù hợp nhất với tình huống của mình, nhưng nếu bạn không thể nghĩ ra cách nào thì chỉ cần áp dụng các chiến lược được liệt kê ở trên là đủ.
Nguồn: careerlink.vn
Trong các giao dịch mua bán bất động sản, không ít người kê khai giá bán hoặc mua thấp hơn giá giao dịch thực tế nhằm giảm tiền thuế phải nộp. Hành động này tiềm ẩn những rủi ro như thế nào? Cùng xem tư vấn của luật sư trong nội dung dưới đây.
Bất động sản là một thuật ngữ quen thuộc, xuất hiện nhiều trong các cuộc trò chuyện về đầu tư, kinh doanh, hoặc khi ai đó nhắc đến mua nhà, mua đất. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ khái niệm này chưa? Hãy cùng Nhà Phố Việt Nam tìm hiểu.
Đất thổ cư luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm, không chỉ vì đáp ứng nhu cầu nhà ở mà còn là loại hình bất động sản mang lại tiềm năng đầu tư lớn. Bài viết dưới đây Nhà Phố Việt Nam sẽ cung cấp đầy đủ thông tin từ khái niệm, đặc điểm đến quy trình chuyển đổi và kinh nghiệm đầu tư để bạn dễ dàng đưa ra các quyết định chính xác.
Bạn đang muốn bước chân vào lĩnh vực bất động sản đầy tiềm năng và thử thách? Nghề môi giới bất động sản không chỉ mang lại thu nhập hấp dẫn mà còn mở ra cơ hội phát triển bản thân và mở rộng các mối quan hệ. Tuy nhiên, bạn chưa biết cách nào để trở thành môi giới bất động sản chuyên nghiệp? Trong bài viết này, Nhà Phố Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách để trở thành một môi giới bất động sản chuyên nghiệp và thành công.
Bộ Tài chính cho rằng cần nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ như kinh nghiệm của một số nước. Chẳng hạn, tại Singapore, đất mua đi, bán lại trong năm đầu tiên bị đánh thuế 100% trên giá trị chênh lệch mua, bán...
Môi giới bất động sản là một nghề đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển trở thành các triệu phú. Tuy nhiên để thành công, một môi giới không chỉ cần kỹ năng bán hàng, mà còn phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và công cụ hỗ trợ. Dưới đây Nhà Phố Việt Nam tổng hợp 6 điều môi giới cần chuẩn bị để thành công, khẳng định vị thế, thương hiệu cá nhân của mình trong ngành bất động sản.
Nghề môi giới bất động sản là nghề hiếm hoi mà người làm nghề có thể kiếm được số tiền lớn lên tới hàng tỷ với số vốn chính là sự chăm chỉ, đam mê, nỗ lực bền bỉ. Ở đâu cũng vậy, phần thưởng lớn sẽ không dành cho kẻ lười biếng.
Nghệ thuật đàm phán là một trong những điều thể hiện sự khéo léo và thông minh của bạn khi đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, kỹ năng đàm phán đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn cũng như khả năng nắm bắt tâm lý của bạn.
Trong khi giao dịch mua bán căn hộ chung cư được bảo chứng bởi sự quản lý của chủ đầu tư thì giao dịch bán đất thổ cư được cho là phức tạp hơn với nhiều trường hợp: Nhà chung sổ, đất tách thửa,... Để đẩy nhanh quá trình này, song song với việc lựa chọn môi giới chuyên nghiệp và sàn Bất động sản uy tín thì bạn vẫn cần nắm rõ những kinh nghiệm và thông tin cơ bản về quá trình bán đất thổ cư.
Tự bán nhà thì không biết nên bắt đầu từ đâu và như thế nào thì bán nhanh và “được giá”, nhưng nếu tìm tới môi giới thì chủ nhà lại có tâm lý e ngại rủi ro tiềm ẩn, đội thêm chi phí hoa hồng. Tuy nhiên, kinh nghiệm bán nhà qua môi giới chỉ ra rằng, điều quan trọng là bạn tìm tới đúng đơn vị BĐS uy tín và có tiềm lực, nơi xây dựng và quản lý đội ngũ môi giới chuyên nghiệp. Việc nào cũng cần người có chuyên môn, nhất là đối với giao dịch có giá trị cao như mua bán nhà.
Nhà là tài sản lớn. Quá trình tìm hiểu và quyết định mua sẽ tốn nhiều thời gian, đặc biệt với những người mua nhà lần đầu tiên. Ước tính giai đoạn này thường mất từ 6 tháng đến 1 năm, trải qua đủ các bước như thu thập và tìm kiếm thông tin dự án, vị trí, tiện ích,... Tiếp sau đó là quá trình tìm hiểu về giấy tờ, thủ tục pháp lý và các giải pháp tài chính. Trong hành trình này, bạn cần sự đồng hành từ nhiều phía. Một người môi giới có tâm, một dự án với chủ đầu tư uy tín, những công cụ hỗ trợ phân tích giá và khoản vay,... Kinh nghiệm trong bài viết dưới đây Tập đoàn Nhà Phố Việt Nam sẽ giúp bạn mua nhà thuận tiện và đơn giản hơn.
Bất động sản tại Nhà Phố Việt Nam là một nghề khá hot hiện nay và đang được rất nhiều người theo đuổi vì có mức thu nhập cao. Nếu như bạn đang chuẩn bị ứng tuyển vào vị trí nhân viên bất động sản thì phải chuẩn bị cho mình một CV hoàn hảo và ấn tượng. Trong đó, mục tiêu nghề nghiệp nghề nghiệp bất động sản là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong cuộc ứng tuyển.
Làm thế nào để có được khách hàng bất động sản? Làm thế nào để tạo được nguồn khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết? Làm thế nào để nhân viên môi giới nhà đất có thể chốt khách hàng thành công?
Làm thế nào để trở thành một nhân viên môi giới bất động sản giỏi? Làm thế nào để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh? Làm thế nào để chốt được nhiều giao dịch và sống được với nghề này?
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu 4 thói quen còn lại trong 7 thói quen của những nhân viên môi giới bất động sản giỏi. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn nhân viên môi giới bất động sản trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.
Bài viết đặc biệt dành cho các nhân viên môi giới bất động sản mới vào nghề, đang hoang mang, bối rối trong công việc. Bạn có biết vì sao mình lại bị chật vật trong công việc, không biết mình phải làm những gì để có được một giao dịch thành công không. Vì bạn chưa biết cách làm việc có kế hoạch, chưa biết được các giai đoạn nhỏ trong cả 1 quá trình chốt sale dài có khi đến mấy tháng.
Bạn nghĩ gì khi nhắc tới nghề môi giới bất động sản? - Là một tên gọi khác của “cò đất” - Là những người sống bằng tiền hoa hồng cao ngất ngưởng - Là nghề không cần phải đào tạo chỉ cần mặc chuyên mặc đồ đẹp, nói chuyện khéo léo - Hay là nghề dành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế, chấp nhận vào làm để kiếm kinh nghiệm viết vào CV
Trong những năm gần đây, bất động sản đã trở thành một trong những kênh đầu tư chính, giúp nhà đầu tư có sự tăng vọt trong lợi nhuận. Vì vậy nên nhiều công ty môi giới bất động sản đã ra đời để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên bất động sản chưa bao giờ có dấu hiệu ngừng lại nên nhiều bạn đã phân vân rằng có nên làm nhân viên kinh doanh bất động sản không? Hãy cùng Nhà Phố Việt Nam tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Lưu ý với các giao dịch mua bán, không chỉ riêng bất động sản, nếu gặp phải các vấn đề hoặc tranh chấp xảy ra sẽ rất khó có thể xử lý nếu hợp đồng mua bán có lỗ hổng. Vì vậy, đối với giao dịch bất động sản, nhất lại là khách hàng lần đầu tiên giao dịch, cần phải hiểu rõ các vấn đề liên quan tới pháp lý trước khi bắt đầu ký vào hợp đồng mua bán. Với tài sản lớn như bất động sản, việc rõ rang minh bạch pháp lý là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tìm hiểu thông tin gì? tìm hiểu như thế nào. Vì vậy, bài viết dưới đây của Tập Đoàn Nhà Phố Việt Nam sẽ giúp các bạn lần đầu giao dịch bất động sản nắm được những thông tin, kiến thức cần biết khi giao dịch bất động sản.
Luật Nhà Ở mới nhất 2024 cập nhật các quy định liên quan đến sở hữu chung cư mini, mua bán nhà ở xã hội, và các quy định mua nhà lưu trú cho công nhân. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết Luật Nhà Ở hiện hành 2024 qua bài viết dưới đây.
Đối với các loại hình giao dịch bất động sản, phân khúc dễ bán nhất đố với các nhà môi giới là chung cư. Tuy nhiên, do nguồn cung ngày càng khan hiếp nên các mỗi giới dần chuyển sang các loại sản phẩm khác, hoặc phân khúc thị trường bất động sản khác như bất động sản thổ cư.
Trong giao dịch bất động sản, kỹ năng đàm phán, thương lượng, thuyết phục là các kỹ năng vô cùng cần thiết để thuyết phục hai bên, người mua và người bán đi được đến thống nhất các điều khoản hợp đồng, từ đó dẫn tới thương vụ giao dịch mua bán bất động sản thành công. Ngoài nắm vững các kiến thức để đàm phán hiệu quả, việc thực hành kiến thức kỹ năng đàm phán thuyết phục đó cũng mang nhiều cảm xúc và trải nghiệm đầy thú vị cho những chuyên viên môi giới bất động sản. Riêng nghề môi giới bất động sản, các kỹ năng đàm phán, thuyết phục đều có những đặc thù riêng, không phải ngành nào cũng có. Vì đã là một Môi giới bất động sản, nhiệm vụ chính của bạn là kết nối, cầu nối giữa người mua và người bán để có thể đi đến thống nhất việc mua bán. Một cuộc đàm phán giao dịch chỉ có thể thành công khi người mua và người bán đều ký vào hợp đồng mua bán và thanh toán chi phí dịch vụ môi giới. Vậy bí mật đàm phán thuyết phục trong môi giới bất động sản là gì? Làm thế nào để có được những kỹ năng đó? Cùng Nhà Phố Việt Nam khám phá những bí mật tiềm ẩn đằng sau những thương vụ đàm phán mua bán bất động sản mà chúng tôi tích lũy sau nhiều nghìn giao dịch thành công.
BƯỚC 1. Xác định nhu cầu, tiêu chí mua nhà: Nguồn tài chính tối đa có thể chi ra khi mua nhà, diện tích tối thiểu có thể mua, khu vực mong muốn, hướng nhà, ngõ vào nhà rộng bao nhiêu, có chỗ đỗ ô tô hay không hoặc cách chỗ gửi oto bao xa… Càng liệt kê ra nhiều tiêu chí thì việc tìm nhà càng trở lên dễ dàng.
Chúng ta như những kẻ lữ hành khi bước chân vào nghề môi giới bất động sản. Có người đến với nghề như một cái duyên. Có người thì tìm đến với nghề tư vấn bất động sản như một chức phận trong cuộc sống.